Tỉnh chỉ thời vận khó khăn, như có giếng mà vỡ gàu, không có gì để múc nước. Mọi việc đình đốn, không có cơ hội tốt để tiến hành công việc, sự nghiệp khó thành. Cần phải giữ dân tu sửa cái cũ thì tốt hơn. Tài vận bình thường, có nhờ vốn cũ hoặc của kế thừa. Xuất hành không tốt. Thi cử bình thường. Tình yêu và hôn nhân có thể thành nhưng không được như ý. Người gặp quẻ này nếu sinh tháng ba là đắc cách, có nhiều cơ may để công thành danh toại.
Quẻ Thăng chỉ thời vận ngày một tốt dần lên, nhiều thuận lợi để đạt được ý nguyện. Thời cơ trước mắt là sáng sủa, hậu vận khá hanh thông. Công danh sự nghiệp dễ hoàn thành, sự thăng tiến dễ dàng, không trở ngại nào lớn. Sẽ có danh vọng và địa vị cao, vững chắc. Tài vận khá, kinh doanh phát triển, phúc lộc nhiều. Xuất hành tốt, mất của tìm lại được. Thi cự đậu đạt cao. Bệnh nhẹ dễ khỏi. Kiện tụng dễ thắng. Tình yêu không nên vội vã để tránh bồng bột, dễ được như ý nguyện. Hôn nhân thuận lợi, dễ thành lương duyên, gia đình bền chặt. Người có quẻ này lại sinh tháng tám là đắc cách, số công danh lớn, phúc lộc dồi dào.
1) Toàn quẻ :
- Khốn ở chót vót cao tất ngã xuống dưới. Vậy sau quẻ Khốn tiếp đến quẻ Tỉnh (cái giếng, chỗ thấp nhất).
- Tượng hình bằng trên Khảm dưới Tốn, giống hình cái giếng: Sơ là mạch nước chẩy lên, Nhị Tam là thành giếng giữ nước, Tứ là lòng trống để múc nước, Ngũ là miếng gỗ đậy miệng giếng, và Thượng là miệng giếng. Một cách giải thích khác là tốn hành Mộc, tượng trưng cho cái gầu gỗ, múc nước lên (Khảm).
- Giếng tượng trưng cho cái nuôi dân làng mãi mãi, mặc dầu tình thế đổi thay. Muốn lấy được nước giếng, phải có gầu tốt không vỡ, và giây kéo dài Quân tử xem tượng ấy, biết rằng: Muốn nuôi dân phải cung cấp cho dân đủ phương tiện để cho dân được no ấm, yên ổn làm ăn.
2) Từng hào :
Sơ Lục : bất chính, ở đáy giếng, là giếng cạn nước chỉ còn bùn, không dùng được. (Dụ cho cán bộ vô tài hoặc tham nhũng, dùng chỉ hại dân).
Cửu Nhị : dương cư âm vị, là thành giếng bị nứt, để cho nước giếng tràn ra ngoài, nước giếng cũng không dùng được. Dụ cho người cầm quyền có tài nhưng luật lệ đặt ra không được thi hành chỉnh tề, bị xuyên tạc,nên vô dụng (Ví dụ Vương An Thạch biến pháp nhà Tống để quốc phú binh cường, nhưng quan lại và dân chúng không hiểu, nên thất bại).
Cửu Tam : dương cương đắc chính, nhưng còn hạ quái, là nước giếng trong sạch nhưng chưa được dùng đến. Dụ cho bậc hiền tài mà chưa được trọng dụng. (ví dụ Bàng Thống khi mới sang Kinh Châu, Lưu Bị chỉ cho làm một chức huyện lệnh, buồn, chưa thi thố được tài to).
Lục Tứ : âm nhu đắc chính, lại thượng tiếp với Cửu Ngũ, ví như mạch nước yếu, nhưng giếng được tu bổ nên vẫn có nước, dùng được. (Ví dụ Lỗ Túc tuy không đại tài, nhưng quân tử nhân hậu, thân với Tôn Quyền, nên cũng giữ yên được Đông Ngô sau khi Chu Du tạ thế).
Cửu Ngũ : dương cương trung chính, là giếng nhiều nước trong. (Ví dụ Lê Thánh Tông là vị minh quân, âm đức thấm nhuần cả thiên hạ).
Thượng Lục : âm nhu đắc chính, là miệng giếng để hở cho thiên hạ tới lấy nước về dùng, Cát. (ví dụ Tiêu Hà vận lương khéo, trị dân giỏi, giữ yên Ba Thục cho Hán Vương yên chí ra tranh đua với Hạng vũ)
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Tỉnh :
a) Nội quái Tốn là chính sách khoan hồng đại độ, sẽ thu phục được ngoại quái Khảm là những phần tử có óc mạo hiểm, do đó nguy hiểm có thể gây rối loạn nếu không khéo xử dụng họ (cũng như nếu biết giữ giếng khéo thì nước giếng sẽ trong sạch, dùng được, không bị cạn thành bùn hoặc rỉ ra ngoài vô dụng).
b) Quẻ Tỉnh còn một triết lý nữa là: giếng một khi được đào rồi thì vẫn ở yên chỗ, mặc dù làng mạc có thể xê dịch đi chỗ khác. ý nghĩa đó nhắc ta đến giáo lý của đạo Phật là bản thể của vạn pháp bất biến, y nhiên, mặc dù tướng của nó là vạn pháp muôn hình vạn trạng. Thể vô sai biệt, còn tướng có sai biệt.
2) Bài học :
Hiểu theo nghĩa thứ nhất, thì quẻ Tỉnh bầy tỏ chính sách xử dụng nhân tài, cán bộ. Và bài học của nó là:
- Không dùng kẻ bất tài như Sơ Lục
- Đừng để mai một những kẻ có tài như Cửu Nhị, Cửu Tam, chưa được dùng, hoặc chưa đúng khả năng.
- Nên khai thác triệt để những bậc quân tử đôn hậu như Lục Tứ, hoặc tài cao đức lớn như Cửu Ngũ, hoặc khéo giao thiệp với quần chúng như Thượng Lục.
CHẤN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Chấn - Lôi Địa Dự - Lôi Thủy Giải - Lôi Phong Hằng - Địa Phong Thăng - Thủy Phong Tĩnh - Trạch Phong Đại Quá - Trạch Lôi Tùy.
Thiên Thời: Sấm.
Địa lý: Phương Đông - Cây cối - Chỗ náo thị (chợ búa ồn ào) - Đường lớn - Chỗ cây tre, thảo mộc phồn thịnh.
Nhân vật: Trưởng nam.
Nhân sự: Dấy động - Giận - Kinh sợ hoang mang - Nóng nảy, xáo động - Động nhiều - Ít im lặng.
Thân thể: Chân - Gan - Tóc - Thanh âm.
Thời tự: Mùa Xuân, tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Mẹo - Tháng, ngày 4, 3, 8.
Động vật: Rồng - Rắn.
Tịnh vật: Cây tre - Cỏ lau - Nhạc khí làm bằng cây hay tre - Vật hoa thảo tươi tốt.
Ốc xá: Ở về hướng Đông - Xứ sơn lâm - Lầu gác
Gia trạch: Trong nhà có sự kinh sợ hoang mang bất thần - Mùa Xuân chiêm thì tốt - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Hôn nhân: Khá thành - Nhà có thanh danh - Lợi kết hôn với trưởng nam - Mùa Thu chiêm không nên kết hôn.
Ẩm thực: Móng chân thú - Thịt - Đố ăn thuộc chốn sơn lâm quê mùa - Thịt tươi - Trái vị chua - Rau.
Sinh sản: Hư kinh (sợ khống) Thai động bất yên - Sanh con so ắt sinh nam - Mùa thu chiêm ắt có tổn - Lâm sản nên hướng Đông.
Cầu danh: Đắc danh - Nhiệm sở nên hướng Đông - Chức truyền hiệu, phát lệnh - Quan chưởng hình ngục - Nhiệm sở về vụ trà, trúc, mộc, thuế khóa - Hoặc là làm chức Tư hòa náo thị.
Mưu vọng: Khá được - Khá cầu - Trong mưu kế phải hoạt động mạnh - Mùa thu chiêm không vừa lòng.
Giao dịch: Giao thành thì có lợi - Mùa Thu chiêm khó thành - Lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Cầu lợi: Có lợi về sơn lâm, tre, mộc - Nên cầu tài hướng Đông - Nên cầu tài chỗ đông đảo xao động - Có lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Xuất hành: Có lợi về hướng Đông - Có lợi người thuộc sơn lâm - Mùa Thu chiêm không nên đi - Chỉ sợ kinh hại khống.
Yết kiến: Gặp thấy - Nên gặp người thuộc sơn lâm - Nên gặp người có thanh danh.
Tật bệnh: Tật chân - Tật đau gan thường - Sợ hãi cuống quít chẳng yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mạnh - Hư kinh (kinh sợ khống) - Sửa đổi để xét lại phản phúc.
Phần mộ: Lợi về hướng Đông - Huyệt trong chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm không lời.
Phương đạo: Đông.
Ngũ sắc: Thanh - Lục - Biếc.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng giác (ngũ âm)
- Họ hay tên có đeo chữ Mộc - Hàng vị 4, 8, 3.
Số mục: 4, 8, 3.
Ngũ vị: Chua.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.
1) Toàn quẻ :
- Tụ nhóm lại tất sẽ chồng chất lên cao. Vì thế sau quẻ Tụy tiếp đến quẻ Thăng.
- Tượng hình bằng trên Khôn (hành Thổ) dưới Tốn (hành Mộc), nghĩa là cây mọc ở trong đất, lớn lên dần dần. Còn có nghĩa là nội quái có đức khiêm, ngoại quái có đức thuận, người khác thuận cho mình tiến lên, Cát.
- Quân tử xem tượng ấy mà tu đức, từ nhỏ đến cao đại.
2) Từng hào :
Sơ Lục : âm nhu, thuận với hai dương ở trên, vào thời thăng rất tốt. (Ví dụ Ngọc Hân công chúa vâng lệnh cha kết hôn với Nguyễn Huệ).
Cửu Nhị : có tài, ứng với Lục Ngũ ngu tối, như tôi giỏi thờ vua hèn, nếu thành thực chỉ bảo cho Ngũ tiến, thì được vô cựu và ban phúc cho cả thiên hạ. (Ví dụ Khổng Minh hết lòng phò tá Hậu Chủ, khiến cho Thục dân thưa đất nghèo cũng giữ được thế chân vạc với Ngụỵ, Ngô).
Cửu Tam : dương cương đắc chính, lại ở nội Tốn tức là có đức Khiêm, nên tam âm ở trên dễ dàng theo Tam tiến lên như vào chỗ không người. (Ví dụ Chu Công Đán có đại tài lại khiêm tốn, nên giữ được cơ nghiệp nhà Chu mới thành lập được vững bền).
Lục Tứ : nhu thuận đắc chính, trên thuận với Lục Ngũ, dưới thuận với hạ quái, ví như văn vương ở Kỳ Sơn vẫn tòng phục vua Trụ, mà cả thiên hạ đều theo mình).
Lục Ngũ : ở vị chí tôn, lại ứng với Cửu Nhị là bậc hiền thần, nên dễ dàng tiến lên như người bước lên thảm vậy. Chỉ cần giữ được đức nhu thuận, đừng thấy thắng lợi dễ quá mà sinh kiêu ngạo. (Ví dụ Võ Vương nhờ có Khương Tử Nha, đánh bại được vua Trụ dễ dàng).
Thượng Lục : ở cuối thời Thăng, còn hôn ám cầu thăng mãi, tất sẽ bị ngã. ( Ví dụ Trịnh Sâm lòng tham không đáy, đã nắm hết quyền bính còn muốn soán ngôi vua Lê, gây nên chia rẽ giữa triều thần, đào mồ chôn cơ nghiệp 200 năm của họ Trịnh).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Thăng :
a) Tượng quẻ là gió thổi tung đất lên, tượng trưng cho cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi hoạt động (văn hóa, kinh tế ngoại giao, v.v.)
b) Ta lại nhớ rằng hạ quái Tốn (khiêm nhường) có đức tính gần giống với Đoài (hòa duyệt) . Và ta đã từng biết thượng quái Khôn đi với hạ quái Đoài là quẻ Địa Trạch Lâm số 19, có nghĩa là làm lớn, tương tự với nghĩa Thăng của quẻ Địa Phong Thăng. Chỉ khác ở chỗ Đoài thì 1 âm trên 2 dương, còn Tốn thì 2 dương trên 1 âm. Do đó tuy kết quả hai quẻ Lâm và Thăng gần tương tự, nhưng bài học có hơi khác.
2) Bài học :
Muốn thăng tiến, vươn lên một địa vị xã hội cao hơn, hoặc một tình trạng kinh tế, ngoại giao, v.v. tốt đẹp hơn, thì đức tính cần thiết là Khiêm của nội quái Tốn, nhún nhường để cảm hóa đối phương, khiến hắn có thiện cảm với mình. Đó là chính sách của Quản Trọng khuyên bảo Tề Hoàn Công, lấy nước bể nấu muối, lập ra các nhà kỹ nữ ở các thị trấn buôn bán để thu hút thương khách bốn phương và kiếm lời, cho dân chuộc những tội nhỏ bằng khí giới, cung tên, để tăng cường binh lực.
Trong đã nuôi dân chúng được phú cường, ngoài lại được lòng lân bang, làm gì mà chẳng thăng tiến lên địa vị bá chủ chư hầu?
Mở rộng ra mọi vấn đề (thương mại, hôn nhân, tranh tụng, v.v.), bài học quẻ Thăng là: bồi dưỡng tực lực và lấy lòng đối thủ.
CHẤN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Chấn - Lôi Địa Dự - Lôi Thủy Giải - Lôi Phong Hằng - Địa Phong Thăng - Thủy Phong Tĩnh - Trạch Phong Đại Quá - Trạch Lôi Tùy.
Thiên Thời: Sấm.
Địa lý: Phương Đông - Cây cối - Chỗ náo thị (chợ búa ồn ào) - Đường lớn - Chỗ cây tre, thảo mộc phồn thịnh.
Nhân vật: Trưởng nam.
Nhân sự: Dấy động - Giận - Kinh sợ hoang mang - Nóng nảy, xáo động - Động nhiều - Ít im lặng.
Thân thể: Chân - Gan - Tóc - Thanh âm.
Thời tự: Mùa Xuân, tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Mẹo - Tháng, ngày 4, 3, 8.
Động vật: Rồng - Rắn.
Tịnh vật: Cây tre - Cỏ lau - Nhạc khí làm bằng cây hay tre - Vật hoa thảo tươi tốt.
Ốc xá: Ở về hướng Đông - Xứ sơn lâm - Lầu gác
Gia trạch: Trong nhà có sự kinh sợ hoang mang bất thần - Mùa Xuân chiêm thì tốt - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Hôn nhân: Khá thành - Nhà có thanh danh - Lợi kết hôn với trưởng nam - Mùa Thu chiêm không nên kết hôn.
Ẩm thực: Móng chân thú - Thịt - Đố ăn thuộc chốn sơn lâm quê mùa - Thịt tươi - Trái vị chua - Rau.
Sinh sản: Hư kinh (sợ khống) Thai động bất yên - Sanh con so ắt sinh nam - Mùa thu chiêm ắt có tổn - Lâm sản nên hướng Đông.
Cầu danh: Đắc danh - Nhiệm sở nên hướng Đông - Chức truyền hiệu, phát lệnh - Quan chưởng hình ngục - Nhiệm sở về vụ trà, trúc, mộc, thuế khóa - Hoặc là làm chức Tư hòa náo thị.
Mưu vọng: Khá được - Khá cầu - Trong mưu kế phải hoạt động mạnh - Mùa thu chiêm không vừa lòng.
Giao dịch: Giao thành thì có lợi - Mùa Thu chiêm khó thành - Lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Cầu lợi: Có lợi về sơn lâm, tre, mộc - Nên cầu tài hướng Đông - Nên cầu tài chỗ đông đảo xao động - Có lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Xuất hành: Có lợi về hướng Đông - Có lợi người thuộc sơn lâm - Mùa Thu chiêm không nên đi - Chỉ sợ kinh hại khống.
Yết kiến: Gặp thấy - Nên gặp người thuộc sơn lâm - Nên gặp người có thanh danh.
Tật bệnh: Tật chân - Tật đau gan thường - Sợ hãi cuống quít chẳng yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mạnh - Hư kinh (kinh sợ khống) - Sửa đổi để xét lại phản phúc.
Phần mộ: Lợi về hướng Đông - Huyệt trong chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm không lời.
Phương đạo: Đông.
Ngũ sắc: Thanh - Lục - Biếc.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng giác (ngũ âm)
- Họ hay tên có đeo chữ Mộc - Hàng vị 4, 8, 3.
Số mục: 4, 8, 3.
Ngũ vị: Chua.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.